Tìm hiểu sự lâm chung cho đến mai táng cúng kiến như thế nào?

Publié le par phusi.over-blog.org

 

 

 

 

 

Tiểu Đệ

 

 

Nhân viết bài các nghệ sĩ đã qua đời, xin tiếp nối : Tìm hiểu sự lâm chung cho đến mai táng cúng kiến như thế nào?
Xin mạo muội trích dẫn theo dĩa thuyết giảng của Hòa Thượng Thích Giác Hạnh trong khóa tu 54 Phật thất tại chùa Hoằng Pháp, A Di Đà (dĩa VCD Thuốc Hay), thì khi người Lâm Chung, nếu chúng ta rờ nơi vào thân người đó, thấy nóng chổ nào thì thân trung ấm vãng sanh nơi đó, nếu nóng ở đỉnh đầu là bậc thánh, ở mặt là cỏi trời, ở ngực là trở lại làm người, ở bụng là ngạ quỉ, ở đầu gối là bàn sanh, ở lòng bàn chân là địa ngục.
Lâm mạng (hấp hối) 临 命
Chung thời (chết) 终 时 Lâm chung 临 终
Giữ chư thánh chúng hiện tại kỳ tiền
与 诸 圣 众 现 在 其 前
Thị nhân chung thời tâm bất điên đảo
视 人 终 时 心 不 颠 倒
tức đắc vãng sanh
即 得 往 生
Thánh đảnh nhản sanh thiên
圣 等 眼 生 天
Nhơn tâm ngạ quỉ phúc
人 心 饿 鬼 福
Bàn sanh tất cước ly
旁 生 必 脚 离
Địa ngục khước tâm xuất
地 獄 却 心 出
Cuộc đời khó ai biết được tương lai, để chọn sự sống được sung túc thoải mái về vật chất lẫn tinh thần mãi mãi hết được. Bởi vì, nhân loại bị chi phối các vận hành Trời Đất tạo nên trong thời gian nào đó, vì thế mọi người không thể thoát khỏi luân hồi : Sanh, Lão, Bịnh và Tử.
Do vậy, đã làm con người thì có sanh có tử trong kiếp con người không một ai tránh khỏi, khi Cha Me sanh ta ra mỗi người mỗi gia cảnh, mỗi phương cách khác nhau, đều do căn nghiệp của ta cùng tạo hóa sắp bày mà ra, để rồi khi lìa đời cũng không một ai giống nhau và mọi người đang sanh sống không ai không biết sẽ có ngày chết, ngưởi chết sớm vì sống nhỏ tuổi, ngưởi chết già vì sống thọ lớn tuổi.
Hơn nữa, chúng ta đã biết cái chết sẽ làm cho gia đình người chết phải đau khổ tột cùng, vì mất một người thân. Từ đó, tất cả đời sống chúng ta có được hiện tại chỉ là tạm bợ kể cả bản thân, chớ không phải của riêng chúng ta mãi mãi. Nếu con người biết tìm đường tu tập học Phật Pháp để thoát khỏi luân hồi sanh tử vĩnh viễn, thì sẽ có ích lợi vô cùng.
Nhân đây, xin trích dẫn dành cho người lúc lâm chung, nhưng khi chung mạng không thể vãng sanh Tây phương cực lạc như sau :
1.- Có hạng người niệm Phật lúc bình thường công phu niệm Phật chưa được thuần thục, đến lúc lâm chung tuy có tâm nguyện cầu sanh Tây phương cực lạc, nhưng vì bệnh nặng không thể nhất tâm niệm Phật, lại không được trợ duyên niệm Phật và còn gặp cảnh bà con bi ai khóc lóc gây chướng ngại, để rồi khi chung mạng không thể vãng sanh Tây phương cực lạc được, mà phải đọa lạc vào cảnh giới khổ đau.
2.- Có hạng người niệm Phật lúc bình thường công phu niệm Phật chưa được thuần thục, đến lúc lâm chung lại được trợ duyên niệm Phật rất tốt. Nhưng người này tâm vốn điên đảo lại tham luyến tình ái thế gian chí đến đắm trước vợ con, tài sản... không chịu nhất tâm nguyện cầu sanh Tây phương cực lạc, để rồi khi chung mạng không thể vãng sanh Tây phương cực lạc, mà phải trở lại đọa lạc vào cảnh giới sanh tử luân hồi.
3.- Có hạng người niệm Phật lúc bình thường, nhưng chỉ chuyên cầu nhà cửa khang trang, mạng sống an vui lâu dài, đến khi lâm chung chỉ lo sợ chết, chỉ mong cầu bệnh mau thuyên giảm, nhưng không phát tâm cầu sanh Tây phương cực lạc, để rồi khi chung mạng không thể vãng sanh Tây phương cực lạc, sau cùng sẽ tùy theo nghiệp nhân phiền não ác độc ra đi quyết đọa lạc trong tam đồ ác đạo.
Ngoài ra, xin trích dẫn dành cho người lúc lâm chung, nhưng khi chung mạng được vãng sanh Tây phương cực lạc như sau :
Riêng đối với người sắp lâm chung, các người trong gia quyến biết nhất tâm niệm Phật để trợ niệm cùng tiễn đưa thần thức người chết được vãng sanh, lại không bi ai khóc lóc để cho thần thức người mạng chung niệm Phật nhất tâm đi trên con đường cầu vãng sanh Tây phương cực lạc, đem đến kết quả tốt đẹp như ý muốn, bởi vì, thần thức người sắp lâm chung không bị xáo trộn để đưa đến đọa lạc vào địa ngục hay đọa vào các đường ác ngạ quỷ, súc sanh trong chốn đau khổ.
Hơn nữa, có người lúc bình thường không có lòng tín nguyện niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng khi lâm chung lại gặp được thiện tri thức khai thị
và thân nhân trong gia quyến không bi ai khóc lóc, nhứt tâm niệm Phật để trợ niệm, khiến cho tâm người lâm chung hoan hỉ cầu vãng sanh Tây phương cực lạc được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn đúng theo bốn mươi tám đại nguyện của Ngài.
Nhân đây, xin trích dẫn 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà sau đây :

http://www.tangthuphathoc.net/tinhdo/48loinguyenphatadida-dichtho.htm

 

48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà
Dịch thơ - 1995
Văn vần
Thích Minh Phát
đã được Chùa Khánh Anh Paris đăng trong Nghi Thức Tụng Niệm từ trang 159 đến trang 172.

 

NGUYỀN THỨ NHỨT : Tôi thành Phật được,
Thì nước tôi là nước tịnh thanh,
Ngục hình ngã quỉ, súc sanh,
Thảy đều chẳng có sanh thành nơi đây.

NGUYỀN THỨ HAI : Nước này tịnh giới,
Đàn bà cùng con gái tịch nhiên.
Những người trong các nhơn, thiên,
Cùng loại cầm thú cần chuyên tu hành.
Thảy đều đặng hoá sanh thọ cảm,
Thất bảo trì cửu phẩm liên hoa.

NGUYỀNTHỨ BA : dân chúng Phật Đà,
Khi cần ăn uống, hoá ra sẵn sàng.
Bát thất bửu, bỉ bàng đựng lắm,
Trăm món ngon khỏi sắm ở đâu.
Ăn rồi khí dụng liền thâu,
Không cần phải rửa, phải lau nhọc nhằn.

NGUYỀN THỨ TƯ : nhân dân trong nước,
Muốn áo quần, khăn, lược, mão, giày,
Thảy đều hoá đủ sẵn bày,
Khỏi mua khỏi giặt, khỏi may cực lòng.

NGUYỀN THỨ NĂM : giáp vòng địa lợi,
Từ đất bằng lên tới hư không.
Thảy đều lầu các điện cung,
Cùng là cây trái ao sông cửa nhà.
Các thứ ấy đều là trân bửu,
Cùng bá thiên hoa báu hương thơm.
Hợp nhau thành tạo kết đơm,
Trau dồi trang sức, cho làm phiền ba.
Mùi hương ấy xông ra khắp đủ,
Cả mười phương hưởng thụ cấp kỳ.
Chúng sanh hạnh Nguyện chuyên trì,
Tin và tưởng Phật, đến thì vãng sanh.

NGUYỀN THỨ SÁU : dân lành quốc độ.
Thương kính nhau quí tợ ruột rà.
Không lời qua lại bất hoà,
Không ganh không ghét, sanh ra tranh giành.

NGUYỀN THỨ BẢY : dân sanh trong nước,
Không có lòng uế trược dâm ô.
Cũng không có tánh tục thô,
Cùng là nóng giận, hồ đồ, ngu si,

NGUYỀN THỨ TÁM : chuyên trì thiện niệm,
Cứ đường ngay, tiệm tiệm lướt đi.
Nếu ai muốn nói chuyện gì,
Người kia hiểu ý tức thì khỏi phân.

NGUYỀN THỨ CHÍN : chúng dân từ thiện,
Tai chẳng nghe những chuyện không lành.
Có đâu sự ác tự hành,
Mấy điều nghiệp chướng đã thành vô danh.

NGUYỀN THỨ MƯỜI : chúng sanh đều ví,
Huyễn thân là mộng mị mà thôi
Vậy nên lòng chẳng nhiễm đời,
Tánh không tham muốn, khắp nơi vui cười.

NGUYỀN MƯỜI MỘT : tiên, người, tuy khác
Hình dung đồng một sắc vàng y.
Mặt mày nghiêm chỉnh phương phi,
Trong ngần, đẹp đẽ, không chi ví bằng.

NGUYỀN MƯỜI HAI : mười phương thế giới,
Thiên, nhơn, cùng các loài súc sanh.
Hoá thân về cõi lạc thành,
Chứng ngôi duyên giác thinh danh trùng trùng,
Ngồi Thiền toạ, chăm lòng tịch tịnh,
Hiệp cùng nhau tính tuổi it nhiều.
Chẳng hề biết đặng bao nhiêu
Ngàn, muôn, ức kiếp số nhiều khó phân.

NGUYỀN MƯỜI BA : thiên, nhơn, trên giải.
Hiệp cùng nhau đếm mãi dân cư.
Không hề rõ biết số dư,
Tại An Dưỡng Quốc nhiều như cát Hằng.

NGUYỀN MƯỜI BỐN : dân hằng quốc độ,
Thảy thảy đồng trường thọ miên miên.
Không sao biết đặng số niên,
Sống lâu vô lượng, vô biên kiếp đời.

NGUYỀN MƯỜI LĂM : dân thời thanh tịnh,
Trụ vào ngôi chí tánh tự nhiên.
Ly chư loạn tưởng đảo điên,
Đắc vô phân biệt chứng duyên Niết Bàn.

NGUYỀN MƯỜI SÁU : Lạc bang dân chúng,
Vui vẻ mà thọ dụng đủ đều.
Thảy đồng với các Tỳ kheo,
Chứng phần Vô Lậu chẳng theo sự đời.

NGUYỀN MƯỜI BẢY : khi tôi thành Phật.
Sẽ giảng kinh thuyết thật độ sanh.
Làm cho sở Nguyện đắc thành,
Công tôi giảng đạo trọn lành hơn ai.

NGUYỀN MƯỜI TÁM : hoá thai cõi dục.
Người người đều đắc Túc Mạng thông.
Rõ điều tiền kiếp xa trông,
Hằng hà sa kiếp biết đồng kim sanh.

NGUYỀN MƯỜI CHÍN : chúng sanh ức vạn,
Đắc thần thông thiên nhãn tịnh quang.
Thấy toàn vũ trụ mười phương.
Trùng trùng duyên khởi thế gian tỏ tường.

NGUYỀN HAI MƯƠI : Tây phương dân chúng,
Thiên Nhĩ Thông đắc dụng nghe xa.
Những lời phát Nguyền bủa ra.
Của trăm ngàn ức Phật Đà khẩu tuyên.

NGUYỀN HĂM MỐT : nhơn thiên trong nước
Tha Tâm Thông biết được chẳng sai,
Những điều tâm niệm mỗi loài,
Thập phương thế giới cầu ngoài tánh linh,

NGUYỀN HĂM HAI : chúng sanh quốc độ,
Thần Túc Thông đắc ngộ dong chơi,
Bao hàm thế giới nơi nơi,
Vượt qua một mạch, mau thời hơn bay,
NGUYỀN HĂM BA : khi tôi thành Phật,
Danh hiệu con tỏ thật mười phương.
Phật và đại chúng tán dương,
Còn dân trong nước lai vương tôi hoài.
Thiên, nhơn với các loài thú vật,
Niệm danh con cho thật chí thành.
Sanh lòng vui vẻ hiền lành,
Lâm chung sẽ đặng hoá sanh sen vàng.

NGUYỀN HĂM BỐN : ánh quang minh chiếu,
Nơi đầu con tuyệt diệu rõ ràng.
Mặt trời cùng ánh mặt trăng,
Tuy là sáng tỏ chẳng bằng Phật quang.

NGUYỀN HĂM LĂM : hào quang tôi chói,
Khắp cùng nơi ngõ tối khúc quanh
Thiên, nhơn cùng các súc sanh,
Thấy liền đặng khởi lòng thành qui y.

NGUYỀN HĂM SÁU : bất kỳ nhơn, thú,
Trong thập phương vũ trụ vân vân.
Nhờ hào quang chiếu đến thân,
Từ hoà tâm tánh hơn dân cõi trời.

NGUYỀN HĂM BẢY : Tiên, Người, phát ý
Tâm Bồ đề trì chí giới trai.
Lục Ba La Mật quảng khai,
Làm nhiều công đức chẳng sai một thì,
Khi thọ mạng chí kỳ viên mãn,
Có tôi và các hạng Tăng lành.
Phóng quang tiếp dẫn vãng sanh,
Đặng làm Bồ tát tại thành Lạc ban.

NGUYỀN HĂM TÁM : Thiên, Nhơn vũ trụ,
Nghe danh tôi sắm đủ bỉ bàng,
Hương hoa đăng chúc huy hoàng,
Tràng phan, bảo cái cúng dường Như Lai.
Tạo Tháp, Tự, trì trai thanh tịnh,
Làm việc lành tâm định tưởng tôi.
Tưởng luôn trọn một ngày thôi,
Chắc là sẽ đặng nước tôi về liền.

NGUYỀN HĂM CHÍN : Nhơn, Thiên mười cõi,
Nếu dốc lòng ra khỏi bến mê.
Hiệu tôi thập niệm chuyên bề,
Lâm chung sẽ đặng sanh về Lạc bang
Trừ những kẻ hung tàn hỗn tạp,
Cùng những người Phật pháp dễ khinh
Ai mang tội ấy vào mình,
A Tỳ địa ngục thọ hình chung thân.

NGUYỀN BA MƯƠI : Thiên, Nhơn cầm thú
Trong thập phương vũ trụ khôn lường.
Trước đà tạo tội thường thường
Sau nghe danh Phật tỏ tường cung khai.
Cầu sám hối, trì trai, giới sát,
Nguyền làm lành, nước Phật mông sanh.
Lâm chung sẽ đặng công lành.
Khỏi tam đồ khổ hoá sanh liên đài.

NGUYỀN BA MỐT : Tiên, Người mười cảnh,
Nghe danh tôi đảnh lễ theo về.
Vui mà tu hạnh Bồ đề,
Người người cung kính, kiêng nề tán dương

NGUYỀN BA HAI : thập phương thế giới,
Những đàn bà con gái chán đời.
Phát tâm tín niệm danh tôi,
Thân sau tránh khỏi phục hồi nữ nhơn.

NGUYỀN BA BA : chúng dân mới tới,
Quả vô sanh bất thối chứng liền
Lại còn quả Phật đoàn viên,
Ngoại trừ những vị bổn nguyền độ sanh
Tôi sẽ giúp cho thành sở mộ.
Tới tha phương tế độ hàm linh.
Hạnh tu Bồ tát rất tinh,
Lại còn thấy sức oai linh hộ truyền.
Cho người ấy tinh chuyên tiến bộ,
Cùng chúng sanh tín thọ pháp huyền
Bồ đề, tịch diệt, Phổ Hiền,
Tấn thêm Tối thắng cần chuyên thi hành.

NGUYỀN BA BỐN : dân lành trong nước
Độ chúng sanh, dùng đủ mọi phương.
Ước nguyền sẽ đặng như lòng,
Bao nhiêu ác nghiệp ba đường khỏi mang.

NGUYỀN BA LĂM : các hàng Bồ tát,
Muốn cúng dường chư Phật đâu đâu,
Hoa hương, anh lạc, trân châu,
Liền đi khắp đủ, vừa hầu bữa ăn.

NGUYỀN BA SÁU : muôn ngàn báu vật,
Muốn cúng dường chư Phật Thánh Hiền,
Ước ra thì có đủ liền,
Cúng dâng khắp cả về miền chưa trưa.

NGUYỀN BA BẢY : ai vừa đọc tụng,
Hoặc thọ trì phụng cúng chư kinh,
Đặng tài biện luận thông minh,
Lại thêm Bát Nhã, trí lành cao siêu.

NGUYỀN BA TÁM : giảng điều pháp lý,
Đủ viên thông, đầy trí huệ tâm,
Nghĩa kinh cùng với Pháp âm
Dẫu rằng vi diệu cao thâm đều cùng.

NGUYỀN BA CHÍN : quốc trung Bồ tát,
Thảy thảy đồng dõng bạt kiên cần.
Mỗi người đều đặng kim thân,
Ba hai tướng tốt đủ phân sắc màu.
Thuyết các Pháp gồm thâu đạo Phật,
Cũng in như chư Phật đương thời.

NGUYỀN BỐN MƯƠI : Nước của tôi.
Hoàn toàn tinh sạch, chiếu soi một màu.
Chư Bồ tát ví như muốn thấy,
Cõi Phật nào là thấy chằng ngoa,
Dòm trong bửu thọ hiện ra,
Cảnh nào Phật nấy như là soi gương.

NGUYỀN BỐN MỐT : mọi đường công đức,
Bồ tát nào chưa được hoàn toàn,
Đặng nghe, đặng thấy đạo tràng,
Bề cao cho đến bốn ngàn Na do.

NGUYỀN BỐN HAI : các đồ nhật dụng,
Quốc độ tôi thiệt đúng tinh minh.
Chói ngời hình sắc đẹp xinh,
Dầu thiên nhãn chẳng nhìn hình đặng đâu.

NGUYỀN BỐN BA : ai ai trong nước.
Chỉ mong cầu nghe được Pháp, Kinh.
Tự nhiên sở Nguyện đắc thành,
Không chờ mời thỉnh thường tình thế gian.

NGUYỀN BỐN BỐN : Thanh Văn, Duyên Giác,
Trong nước tôi đều đắc oai thần.
Hào quang tỏ rạng vô ngần,
Biện tài thuyết pháp ngang phần Pháp Vương.

NGUYỀN BỐN LĂM : tha phương Bồ tát,
Nghe danh tôi, tấn phát phụng hành
Thảy đều đặng phép tịnh thanh,
Định thần giải thoát phước lành thưởng ban.
Như ai muốn cúng dường Phật, Pháp
Trong một đời đi khắp Hà sa.
Tuy là đường sá rất xa.
Định thân không lạc Thiền na chẳng lìa.

NGUYỀN BỐN SÁU : Chư tôn Bồ tát,
Ở tha phương nghe đạt danh tôi,
Quy y tinh tấn vừa rồi,
Định thiền bình đẳng phục hồi bổn nguyên,
Đắc pháp Nhẫn lên ngôi Chánh giác
Đặng thấy thương các bậc Như Lai.

NGUYỀN BỐN BẢY : như vầy,
Tha phương Bồ tát về đầy nước tôi.
Hướng đạo cả tâm hồi bất nhị ,
Chẳng thối lui địa vị cao sâu.

NGUYỀN BỐN TÁM : báu mầu.
Tha phương Bồ tát khấu đầu quy y.
Chư vị ấy đắc kỳ sở Nguyện,
Nhất, Nhị, Tam, Nhẫn Thiện Pháp Vương.
Pháp môn của Phật khôn lường,
Thập phương vững trụ dẫn đường chúng sinh
Khi Pháp Tạng Nguyện xong bốn tám,
Cõi tam thiên sáu món rung rinh.
Hương hoa đổ xuống đầy thành
Hư không phát tiếng chắc thành Như lai.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

http://www.tangthuphathoc.net/tinhdo/48dainguyencuaducphatadida.htm

48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà
Trích Trong Kinh Vô Lượng Thọ
1. Lúc tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
2. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sau khi mạng chung còn trở lại ba ác đạo thì tôi chẳng lấy ngôi chán giác.
3. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều thân màu vàng ròng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
4. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sắc thân chẳng đồng có kẻ xấu người đẹp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
5. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng biết túc mạng, tối thiểu là biết sự việc trong trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
6. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhãn, tối thiểu là thấy trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
7. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhĩ, tối thiểu là nghe lời thuyết pháp của trăm ngàn ức na do tha chư Phật và chẳng thọ trì hết, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
8. Giả sư khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được tha tâm trí, tối thiểu là biết tâm niệm của chúng sanh trong trăm ngàn ức na do tha cõi nước, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
9. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thần túc, tối thiểu là khoảng một niệm qua đến trăm ngàn ức na do tha nước Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
10. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi nếu sanh lòng tưởng nghĩ tham chấp thân thể thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
11. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn ở nước tôi, chẳng an trụ định tụ quyết đến diệt độ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
12. Lúc tôi thành Phật, quang minh có hạn lượng, tối thiểu chẳng chiếu đến trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
13. Lúc tôi thành Phật, thọ mạng có hạn lượng, tối thiểu là trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
14. Lúc tôi thành Phật, hàng Thanh Văn trong nước tôi mà có người tính đếm được, nhẫn đến chúng sanh trong cõi Ðại Thiên đều thành bực Duyên Giác cùng nhau chung tính đếm suốt trăm nghìn kiếp mà biết được số lượng ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
15. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi thọ mạng không ai hạn lượng được, trừ họ có bổn nguyện dài ngắn tự tại. Nếu chẳng như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
16. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi mà cón nghe danh từ bất thiện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
17. Lúc tôi thành Phật, mười phương vô lượng chư Phật chẳng đều ngợi khen xưng tụng danh hiệu của tôi thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
18. Lúc tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
19. Lúc tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
20. Lúc tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
21. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhơn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
22. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bực nhứt sanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, vì chúng sanh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh khiến họ đứng nơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
23. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi thừa thần lực Phật đi cúng dường chư Phật, khoảng bữa ăn nếu không đến khắp vô số vô lượng ức na do tha cõi nước thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
24. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi ở trước chư Phật hiện công đức mình, nếu những thứ dùng để cúng dường không có đủ theo ý muốn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
25. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng thể diễn nói nhứt thiết trí thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
26. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng được thân Kim Cương Na la diên thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
27. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn và tất cả vạn vật trong nước tôi trang nghiêm thanh tịnh sáng rỡ hình sắc đặc biệt lạ lùng vi tột diệu không ai lường biết được, dầu là có thiên nhãn mà biện biệt được danh số ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
28. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi, nhẫn đến người công đức ít nhứt mà chẳng thấy biết đạo tràng thọ màu sáng vô lượng cao bốn trăm muôn dặm thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
29. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi nếu đọc tụng thọ trì diễn thuyết kinh pháp mà chẳng được trí huệ biện tài thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
30. Lúc tôi thành Phật, trí huệ biện tài của Bồ tát trong nước tôi mà có hạn lượng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
31. Lúc tôi thành Phật, nước tôi thanh tịnh soi thấy tất cả vô lượng vô số bất khả tư nghị thế giới chư Phật mười phương, như gương sáng soi hiện hình gương mặt, nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
32. Lúc tôi thành Phật, từ mặt đất lên đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật trong nước tôi đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn thứ hương hiệp lại làm thành xinh đẹp kỳ lạ hơn hàng thiên nhơn. Hương ấy xông khắp vô lượng thế giới mười phương. Bồ Tát nghe mùi hương ấy đều tu hạnh Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
33. Lúc tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương, được quang minh tôi chiếu đến thân, thân họ nhu nhuyến hơn hẳn hàng thiên nhơn. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
34. Lúc tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi mà chẳng được Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn các thâm tổng trì thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
35. Lúc tôi thành Phật, hàng nữ nhơn của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi vui mừng tin ưa phát tâm Bồ đề nhàm ghét thân người nữ, nếu sau khi chết mà họ còn sanh thân người nữ lại thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
36. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong vô lượng bất tư nghì thế giới mười phương thế giới nghe danh hiệu tôi sau khi thọ chung thường tu phạm hạnh đến thành Phật đạo. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
37. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn trong vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi rồi năm vóc gieo xuống đất cúi đầu vái lạy vui mừng tin ưa tu hạnh Bồ Tát thì được chư Thiên và người đời đều kính trọng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
38. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi muốn được y phục liền tùy nguyện hiện đến, y phục đẹp đúng pháp như Phật khen ngợ tự nhiên mặc trên thân. Nếu còn phải may cắt nhuộm giặt thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
39.Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi hưởng thọ khoái lạc chẳng như bực lậu tận Tỳ Kheo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
40. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng nước Phật trang nghiêm thanh tịnh mười phương thì liền được toại nguyện, đều được soi thấy ở trong những cây báu, như thấy mặt mình hiện rõ trong gương sáng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
41. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó đến lúc thành Phật nếu các căn thân còn thiếu xấu chẳng được đầy đủ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
42. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được thanh tịnh giải thoát tam muội, khoảng một lúc phát ý, cúng dường vô lượng bất khả tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà không mất tâm chánh định. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
43. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, sau lúc thọ chung sanh nhà tôn quý. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
44. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở tu hạnh Bồ Tát đầy đủ cội công đức. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
45. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được phổ đẳng tam muội, an trụ trong tam muội nầy đến lúc thành Phật thường thấy vô lượng bất khả tư nghị tất cả chư Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
46. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở trong nước tôi tùy chí nguyện của mỗi người muốn được nghe pháp liền tự nhiên được nghe. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
47. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đến bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
48. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đệ nhứt nhẫn, đệ nhị nhẫn và đệ tam pháp nhẫn, nơi các Phật pháp chẳng liền được bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật

Nói tóm lại, Đức Phật A Di Ðà, với 48 đại nguyện, có công đức của Ngài rất rộng lớn, bởi do lòng đại bi đại nguyện lợi tha. Ngài đành bỏ tất cả ngôi sang cao quí, nguyện tu hành khi thành Phật, ở trên một cảnh giới huy hoàng trang nghiêm, để tiếp độ chúng sanh. Trải qua một thời gian được kết quả, y báo, chánh báo xuất hiện rực rỡ như lời Ngài đã thệ nguyện
Trở lại việc Tìm hiểu sự lâm chung cho đến mai táng cúng kiến như thế nào? Xin văn tắt ngắn gọn như sau :
Nếu gặp người đang bị bịnh nặng, trong tương lai sẽ lâm chung, thân nhân nên dọn dẹp giường bịnh cho khang trang và thay quần áo cho người bịnh thật sạch sẽ, đặc biệt, đặt bàn có bông hoa cúng Phật, rồi cung thỉnh quý Ngài Tôn Đức Tăng Ni, (nếu có thêm ban hộ niệm càng tốt), để tụng kinh Cầu An và Sấm Hối cho người bịnh.
Ngoài ra, nên nhắc nhở người bịnh luôn luôn niệm : bởi vì, thời gian này sức khỏe rất yếu, chỉ có thể nghe kinh và không thể đọc kinh được.
Trong thời gian người bịnh đang lâm chung, các thân nhân không nên bi ai khóc lóc, mà nhứt tâm cùng quý Tăng Ni, ban hộ niệm Chùa để tụng Lễ Vía A Di Đà và kinh A Di Đà.
              Nhân đây, xin trich dẫn tiêu biểu trong quyển Nghi Thức Tụng Niệm như sau : Bạt nhứt thế nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh Độ Đà La Ni :
HỒI HƯỚNG VÃNG SANH
Nguyện sanh Cực Lạc cảnh Phương Tây, chín phẩm hoa Sen là Cha Mẹ, Hoa nở thấy Phật chứng vô sanh, Bồ Tát bất thối là bạn hữu.

TỰ QUY Y và ĐÀNH LỄ
Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng.
Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng trí tuệ như biển.
Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại.
HỒI HƯỚNG
Công đức sám hối khó nghĩ lường,
Vô biên thắng phước đều hồi hướng
Khắp nguyện chúng sanh trong pháp giới.
Đều được vãng sanh Cực Lạc

NGHI THỨC CẦU SIÊU
Nguyện tận hư không biến pháp giới, quá hiện vị lai chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam Bảo, tiếp độ hương linh vãng sanh Cực Lạc Quốc.
Nguyện Ta bà Giáo chủ đại từ đại bi Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai hạ sanh Di Lạc tôn Phật, Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Linh sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát, tiếp độ hương linh vãng sanh Cực Lạc Quốc.
Nguyện Tây phương Giáo chủ đại từ đại bi tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại hải chúng Bồ Tát, tiếp độ hương linh vãng sanh Cực Lạc Quốc.
Quy mạng lễ A Di Đà Phật,
Ở phương tây thế giới an lành,
Con nay xin phát nguyện vãng sanh,
Cúi xin đức Từ Bi tiếp độ :
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc
Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn
Đạo Sư A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát...
Khi người bịnh đã lâm chung, thân nhân trong gia đình nên cẩn thận thăm dò thân thể người chết, đợi thấy chết hẳn mới tiến hành thủ tục tắm rửa thay quần áo để tẩn liệm, thông thường đầu người chết quay vào nhà, hai chân đưa ra sân nhà, để người chết sẽ ra đi được chôn cất về hướng Tây tại nghĩa trang (địa) hay đem đi hỏa thiêu, không thể trở lại nhà được.
Đó là, quan niệm người xưa ở Việt Nam, khi đất đai còn nhiều để chôn cất, xây lập nhà mồ rộng rãi, còn ngày nay, thì việc chôn cất vì đất đai rất hạn hẹp, đôi khi chôn cất phải chồng lầu và có thời gian mướn hạn định, chớ không vĩnh cửu được.
Kế đến, làm tuần cúng kiến cho người chết 7 thất (tuần lễ) liên tục để cầu siêu hương hồn vong linh người quá vãng. Người xưa quan niệm khi người lâm chung, thần thức sẽ xuất khỏi thân thể tùy theo nghiệp lực để đi đầu thai, có thể tức thời, cho đến tối đa 7 tuần lễ. Bởi vì, con người có Thất phách là 7 vía (ba hồn 7 vía). Một đặc điểm dáng lưu ý, trên gương mặt mọi người đểu có có 7 khiếu là : 2 mắt, 1 miệng, 2 tai và 2 mũi, cho nên phải làm lễ 7 tuần thất.
Hơn nữa, chúng ta còn thấy con số 7 là con số tối đa của nguyên số thuộc thiên là số dương.
Do vậy, con số 7 tượng trưng cho sự sinh hóa cả vũ trụ, ngay cả sự sống chết của con người như lập đàn Dược Sư Thất Bảo để cầu an hay tổ chức thất thất trai tuần (49 ngày) để cầu siêu cũng dùng đến nó. (kính xin quý bậc cao kiến bổ khuyết thêm cho đầy đủ hơn, chân thành cảm ơn)
Nhân nhắc đến người lâm chung tùy theo nghiệp lực để đi đầu thai tức thời, bởi vì, người viết đã xem dĩa VCD do giảng sư Hòa Thượng Thích Giác Hạnh, một vị cao tăng danh tiếng đã thuyết giảng từ tốn, mạch lạc và rất rõ ràng, Ngài trọng kính quý vị Phật tử tham dự trong khóa tu Phật thất, kỳ 54 (27/04/2009) tại chùa Hoằng Pháp, không khác sinh viên trong giảng đường của viện đại học có hàng ngàn sinh viên đến tham dự, xin trân trọng kính ngưỡng mộ và cảm ơn Ngài đã giải thích tường tận để học hỏi thêm : .
Một bằng chứng khác nữa, Sư cô Thích Nữ Hạnh Châu chùa Viên Giác Đức Quốc, đã thuận thế vô thường ra đi trong trạng thái vãng sanh Tây phương cực lạc vào lúc 15 giờ ngày 05 tháng 09 năm 2009 nhằm ngày 17 tháng 07 năm Kỹ Sửu với thế thọ 90 tuổi, hạ lạp 14 và xuất gia niên lạp 22. (xin mời xem Dự Tri Thời Chí của Hòa Thượng Thích Như Điển, báo Viên Giác 176 tháng 04 năm 2010 từ trang 10 đến trang 14, để biết thêm chi tiết).
Xuyên qua những dẫn chứng nêu trên, khi người lâm chung, tu theo Pháp môn Tịnh Độ, đã nhất tâm niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sanh Tây phưong Cực Lạc, thông thường biết thời gian lâm chung, trên trời đôi khi có những hiện tượng đặc biệt xuất hiện như mưa rơi hạt lớn, nắng đẹp bất chợt hoặc có cầu vòng ngũ sắc, đôi khi ban đêm có nhiều chùm sao giống hoa cái và hương linh thường được quý Chư Phật, Thánh Chúng đến vây quanh đón rước vãng sanh Tây phương cực lạc A Di Đà.
Mặt khác, trong dĩa VCD do Hòa Thượng Thích Trí Quảng, là một danh tăng, đã tốt nghiệp Tiến Sĩ Phật Học tại Đại học Rissho, Tokyo, Nhật Bản năm 1971, thuyết giảng đề tài Khai Thị trong khóa tu Phật thất, kỳ 43 tại chùa Hoằng Pháp, Ngài không khác một giảng sư đại học, không bao giờ xưng Thầy và gọi quý vị Phật tử là Con bao giờ, để giải thích việc tu tập theo Pháp môn Tịnh Độ rất rõ ràng và tường tận để cho quý vị Phật tử xa gần tham dự trực tiếp khóa tu tập Phật thất hoặc những ai có dịp xem dĩa VCD này sẽ lãnh hội dễ dàng, xin trân trọng thành kính cảm ơn Ngài đã ban lời thuyết giảng rất hữu ích để học hỏi, đặc biệt Ngài khuyên mọi người tu tập phải nhất tâm niệm Phật để hướng cái tâm của mình đến thế giới Tây phương Cực Lạc và không nên để cái tâm của mình ở thế giới ta bà này, cho nên, việc niệm Phật để hướng cái tâm, chớ đâu để phô trương cho mọi người cận kề biết, đôi khi làm phiền người khác, mà phải niệm Phật thật lớn để biểu dương như tôi đã xem dĩa VCD....
Nhân đây, xin thành kính cảm ơn Thượng Tọa THÍCH CHÂN TÍNH, trụ trì Chùa Hoàng Pháp đã tổ chức các khoá tu Phật thất vừa qua, có quý vị tôn túc khắp nơi vân tập về thuyết giảng các đề tài khác nhau rất giá trị và còn thực hiện các dĩa VCD để phổ biến rộng rãi, nhờ vậy biết được sanh hoạt Chùa Hoàng Pháp và các bài thuyết giảng của Ngài rất hữu ích, đặc biệt, Ngài có lối thuyết giảng như một giảng sư đại học và lúc nào cũng có nụ cười hoan hỉ đúng lúc.
Để kết thúc bài này xin mượn bài Biết đủ sẽ đủ như sau :

 

Biết đủ sẽ đủ
Các bình chậu hủ đựng lủ khủ,
Biết dùng chúng nó đời sẽ đủ,
Không tranh đủ thiếu được an ngủ,
Vui sống mọi người trong hoàn vủ.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
 

Tiểu Đệ

 

Pour être informé des derniers articles, inscrivez vous :
Commenter cet article