**

Publié le par phusi.over-blog.org

 47047d67 1

PARIS - 08 - 2010
Click for Paris, France Forecast
 Click for Los Angeles, California ForecastClick for Hanoi, Viet Nam Forecast
Paris - Los Angeles - SaiGon

Hình ảnh
 

397343.jpg

h22.jpg?rnd=1246441210565&rnd=1249370164  

NGƯỜI BỎ TÔI ĐI
 
Người bỏ tôi đi
Còn gì ở lại
Những sáng mai buồn
Tôi ru tiếng hát
Những đêm gió hú
Tôi chốn ngục tù
Dòng sông trôi...trôi mãi một dòng
Hồn tôi khóc thương thân tượng đá
 
Người bỏ tôi đi
Nhọc nhằn câm nín
Gác vắng thì thầm sợi tóc nằm im
Ngoài kia biển rộng chẳng thấy mặt trời
 
Người bỏ tôi đi
Còn ai tri kỷ
Để tôi kể lể chuyện nắng chuyện mưa
Từ con tim tôi đôi khi khờ dại
Nhưng chân thật vô cùng
Cho khô cằn thôi là gỗ mục
Gọi Xuân về trỗ những bình minh
 
Người bỏ tôi đi
Tội nghiệp trần ai
Con suối mát bơ vơ nỗi nhớ
Hỏi vì đâu nghiệt ngã đôi bờ
Hỏi vì đâu tôi ngồi phố chợ
Chẳng thấy bóng Người thấp thoạ́ng đầu non...
 
Có còn không
Ngọn sóng tình ốc đảo
Ôm cát vàng mơ chuyện mai sau?!
Có còn không
Trong bia mộ đó
Đóa hoa hồng ấp ủ mộng trăm năm?!
 
Tôi hỏi thế chắc Người buồn lắm
Chút dỗi hờn mà thương nhớ Người ơi!
 
Kim Thành
July 2010   

397343.jpg 

BÂNG QUƠ  

Em ngồi xoả tóc dáng Liêu Trai
Hong nắng bờ vai nghiêng nghiêng gầy
Bức tranh lụa thoáng thơm hương phấn
Bướm ngẩn ngơ vờn rũ cánh bay  

Cứ để cho hồn rung theo gió
Cho tình vời vợi đến trong mơ
Đừng ngăn con suối vào sông rộng
Mà nghẽn dòng xuôi nước vỡ bờ  

Tình rất đẹp khi tình lớn mạnh
Như trái cây ngon chín trên cành
Rồi chợt run run trong nắng tím
Vội vã lìa cành lặng lẽ rơi  

Khoan thai đi vào chân trời rộng
Thắp lên ngọn đuốc sáng hừng đông
Ta với đời cùng nhau nhập cuộc
Tuổi thanh xuân không đến hai lần  

Lòng hỏi lòng sao cứ héo hon
Rêu xanh phủ kín lối đi mòn
Nghe ai nức nỡ trong đêm vắng
Đâu đó bâng quơ tiếng thở dài  

tôn thất phú sĩ

397343.jpg 

Mua+Thu+Nhat+Ban+-+21.jpg?rnd=1253435808

397343.jpg

LÒNG DÂN VÀ VẬN NƯỚC
 
Song Chi
 
efa20fcd.jpg
 
Hồ Gươm, Hà Nội
 
Từ nhiều năm nay một trong những mối bận tâm lớn nhất của người Việt là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cứ mỗi khi có chuyện gì đó xảy ra trong mối quan hệ vô cùng phức tạp giữa hai quốc gia này là từ báo chí hải ngoại, các diễn đàn độc lập cho đến các trang blog cá nhân lại “nóng” hẳn lên trong khi báo chí quốc doanh hoặc im lặng hoặc nhà nước cho phép nói đến đâu thì nói đến đó!
 
Có thể kể ra hàng loạt ví dụ như vậy: vụ sinh viên học sinh Sài Gòn, Hà Nội biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa Trường Sa vào tháng 12.2007, vụ rước đuốc Olympic Bắc Kinh ngang qua Sài Gòn vào tháng 4.2008, những vụ tàu Trung Quốc bắt giữ, đánh cướp, đòi tiền chuộc các ngư dân Việt Nam, xung quanh dự án cho phép Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên hay dự án cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn của một số tỉnh miền Bắc, bài viết “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc”  gây nhiều tranh cãi của bà “chuẩn bị là Tiến sĩ” Đỗ Ngọc Bích đăng trên BBC tháng 4.2010, hay gần đây là những dấu hiệu cho thấy sự trở lại của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á và châu Á nói chung đã làm cho Trung Quốc tức giận ra sao và người Việt đa số đã hồ hởi như thế nào…
 
Vì vậy không có gì lạ khi gần đây, dư luận lại “nóng” lên trước các sự kiện: Một: Bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ khi đến Hà Nội tham dự hội nghị khu vực ASEAN và một số hoạt động kỷ niệm 15 năm quan hệ Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ vào tháng 7.2010, đã có những lời phát biểu mạnh mẽ thách thức Trung Quốc trên hồ sơ biển Đông đồng thời cho thấy sự thay đổi trong đường lối chính sách ngoại giao của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á. Hai: trong tháng 8 vừa qua, một loạt các tàu chiến Mỹ đến thăm Việt Nam và có những hoạt động hợp tác với hải quân Việt Nam, thể hiện mối quan hệ đang phát triển theo chiều hướng tích cực giữa hai nước cựu thù. Không chỉ người Việt trong và ngoài nước mà cả báo chí khu vực, báo chí quốc tế cũng quan tâm đến những sự kiện này. Tất nhiên, thế giới quan tâm không phải vì một nước Việt Nam nhỏ bé mà vì Mỹ và Trung Quốc-bất cứ động thái nào trong mối quan hệ giữa hai cường quốc này cũng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn, thậm chí thay đổi toàn cục thế giới. Điều đó đã từng diễn ra cách đây gần 40 năm, khi Henry Kissinger đến Bắc Kinh năm 1971 để thực hiện sứ mệnh ngoại giao thay đổi mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc, đưa đến một loạt thay đổi trong cục diện cuộc Chiến tranh lạnh trên thế giới, cuộc chiến tranh Việt Nam lúc bấy giờ cũng như mở đường cho việc Trung Quốc mở cửa về kinh tế, góp phần định hình thế giới ngày nay. Và bây giờ, những lời phát biểu của bà Hillary Clinton cho thấy thái độ của Mỹ với Trung Quốc đã khác và Mỹ dường như vừa kịp nhận ra họ đã bỏ quên khu vực này đủ lâu để cần phải sửa sai về điều này.
 
Còn đối với người Việt Nam, rõ ràng là phải quan tâm những sự kiện này vì vận mệnh của đất nước, dân tộc.
Điều đầu tiên có thể nhận thấy đó là về phía Việt Nam, từ báo chí quốc doanh, báo chí hải ngoại cho đến ý kiến của người dân trên các trang blog cá nhân đều tỏ ra khá là đồng thuận trước sự trở lại của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á cũng như Việt Nam cần phải phát triển mối quan hệ với Mỹ và các nước tự do dân chủ nói chung.
Kể cũng lạ mà không lạ. Rằng ít nhất với một nửa dân số Việt Nam sống ở miền Bắc trước năm 1975 thì Mỹ là kẻ thù mà trong nhiều năm dài mọi người đã được giáo dục, tuyên truyền nhồi nhét đủ mọi điều xấu xa, mọi tội ác để căm thù Mỹ, trong khi mối quan hệ hữu nghị Việt Trung hay Việt Xô thì được ca ngợi hết lời. Sau năm 1975, các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam lại tiếp tục được dạy dỗ theo chiều hướng này, chỉ có giai đoạn xảy ra cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 hay 1988 thì những lời ca ngợi tình hữu nghị Việt Trung đời đời bền vững mới lặng tắt đi, để rồi sau khi Đảng cộng sản Việt Nam quay trở lại xin làm lành với Đảng cộng sản Trung Quốc thì mối quan hệ ấy đã được nâng lên thành 16 chữ vàng! Nhà Nước thì “dạy dỗ” con dân như vậy, nhưng người dân thì vẫn chỉ nghe theo lý trí lẫn tình cảm của mình. Cho đến bây giờ, có thể nói rằng số người Việt Nam không thích, thậm chí ghét hay thù hận chính quyền Mỹ, nhà nước Mỹ vẫn có, nhưng chắc chắn rằng số người Việt Nam không thích nhà cầm quyền Trung Quốc và e ngại đường lối, chính sách đối ngoại của họ đối với Việt Nam cao hơn nhiều. Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Những kinh nghiệm cay đắng ngàn đời trong lịch sử khiến cho người Việt Nam luôn luôn có một tinh thần cảnh giác cao đối với mọi động thái của nước láng giềng. Chưa kể cho đến tận bây giờ, trong cách hành xử với nước đàn em nhỏ bé hơn nhiều lần, Trung Quốc đã không chứng tỏ được tư cách nước lớn mà ngược lại. Mặc cho nhà cầm quyền Việt Nam vì quyền lợi của Đảng và của các nhóm lợi ích cam tâm cúi đầu nhịn nhục Đảng và nhà nước Trung Quốc, người dân Việt Nam từ lâu đã hiểu rất rõ rằng là bạn với Trung Quốc chỉ có thua thiệt đủ đường cho đến mất nước mà thôi, ngược lại chơi với các nước phương Tây trong đó có Mỹ thì chả ai lấy mất của mình một mẩu đất hay có âm mưu đồng hóa, tiêu diệt văn hóa Việt Nam gì cả.
 
 
51aa0e95.jpg 

Thanh niên sinh viên Việt Nam biểu tình trước Tòa đại sứ Trung Quốc hôm 9-12-2007 để phản đối việc Bắc Kinh hợp thức hóa việc quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
 
 
 
 
       Những sự kiện gần đây vô hình chung là một phép thử cho cả nhà nước Việt Nam cũng như người dân Việt Nam. Không nói đến báo chí trong và ngoài nước, nếu chỉ theo dõi các diễn đàn độc lập, các trang blog cá nhân là nơi người Việt thuộc đủ mọi thành phần, lứa tuổi…viết lên những suy nghĩ, quan điểm của mình, sẽ thấy lòng dân nghĩ gì về Việt Nam trong mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, về sự lựa chọn con đường phải đi trong tương lai. Có khá nhiều ý kiến phân tích những cái lợi, cái hại trong việc tiếp tục ngả hẳn về phía Trung Quốc là con đường mà nhà cầm quyền Việt Nam đã chọn trong nhiều năm qua, hay chơi trò “đu dây” để hưởng lợi từ sự đối đầu giữa hai cường quốc trong tương lai hoặc dứt khoát đứng hẳn về phía thế giới tự do dân chủ. Đa số người dân kêu gọi nhà nước Việt Nam hãy tỉnh táo đặt quyền lợi đất nước và dân tộc lên trên quyền lợi của Đảng, của một thiểu số tầng lớp có đặc quyền đặc lợi với chế độ. Trong suốt chiều dài mấy chục năm cướp chính quyền và giữ chính quyền, Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam chưa bao giờ làm được điều này và đã luôn luôn có những sự lựa chọn sai lầm chỉ vì tầm nhìn ngắn, tư duy hẹp hòi, bảo thủ, cộng với lòng tham vô đáy của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam nối tiếp nhau. Giờ đây đất nước và dân tộc Việt Nam lại đang đứng trước một ngã rẽ mới-sẽ là thời cơ, là vận hội nếu biết nắm lấy và thay đổi chế độ để tập hợp được lòng dân, dựa vào dân và dựa vào thế giới bạn bè đồng minh là các nước dân chủ mà giữ nước, hồi sinh và phát triển đất nước hay sẽ lại một lần nữa nhỡ tàu, đẩy đất nước gần hơn tới họa Bắc thuộc, điều đó là trách nhiệm của họ, những người đang nắm quyền lãnh đạo đất nước. Nhưng trách nhiệm ấy cũng thuộc về mọi người dân Việt Nam.
 
Phải nói thật tôi chưa bao giờ tin vào sự thay đổi cũng như quan trí của những người lãnh đạo Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam. Trước những biến chuyển của thời cuộc thái độ của nhà nước Việt Nam ra sao? Họ sẽ lại tiếp tục “một bước tiến hai bước lùi”, chơi trò đi xiếc trên dây giữa các nước như từ xưa đến giờ vẫn thế. Thậm chí, nếu đọc lại những lời phát biểu của trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ quốc phòng về những chuyến viếng thăm của tàu chiến Mỹ tới Việt Nam vừa qua hay đường lối, chính sách quốc phòng của Việt Nam thì đủ rõ phe thân Tàu trong Bộ chính trị Việt Nam vẫn còn mạnh lắm. Nhưng tôi tin vào lòng dân và vận nước. Nhớ một lần đến Warszawa tôi đã được tận mắt chứng kiến những dấu tích còn lại từ những trang lịch sử bi thương của dân tộc anh hùng này. Cũng giống như Việt Nam, Ba Lan phải nằm cạnh nước láng giềng khổng lồ là nước Nga, một thời là Liên Bang Xô Viết đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa. Người Ba Lan đã từng có nhiều kinh nghiệm cay đắng trong mối quan hệ với Liên Xô. Chiến tranh giữa Ba Lan và Nga Xô viết đã từng diễn ra trong thời gian 1919-1921, cũng chính Liên Xô mà cụ thể là Xtalin đã “đi đêm” với phát xít Đức bán đứng Ba Lan trong chiến tranh thế giới lần thứ hai dẫn đến việc Đức và Liên Xô cùng xâm lược Ba Lan năm 1939 và lãnh thổ Ba Lan bị chia thành hai vùng thuộc quyền kiểm soát của Đức Phát xít và Liên Xô, hay việc Xtalin hạ lệnh hành quyết hơn 22 ngàn sĩ quan cao cấp và công dân Ba Lan trong khu rừng Katyn vào mùa xuân năm 1940 v.v… Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, dân tộc này cũng như nhiều dân tộc khác của Đông Âu phải nằm dưới sự kiểm soát, cai trị của Liên Xô .Vậy mà cũng chính Ba Lan là quốc gia mà đảng cộng sản phải chịu sụp đổ đầu tiên góp phần to lớn vào sự sụp đổ nhanh chóng sau đó của chủ nghĩa cộng sản trên khắp Đông Âu. Ngày nay Ba Lan là một quốc gia tự do, dân chủ, có nhiều cải thiện về nhân quyền, với nền kinh tế trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất vùng Trung Âu. Và nhiều thành tựu khác về vị trí chính trị trên thế giới.
 
Khi nghĩ về Ba Lan, tôi lại nghĩ về dân tộc tôi đất nước tôi. Số phận cũng đặt Việt Nam nằm sát bên cạnh một nước khổng lồ xấu chơi như Trung Quốc, số phận cũng đẩy đưa khiến Việt Nam cứ phải rơi vào bàn cờ chính trị giữa các nước lớn, chỉ cay đắng rằng những người lãnh đạo Việt Nam không có đủ dũng, nhân, trí và dân tộc Việt Nam thì chưa kịp hiểu hết nỗi cay đắng của một nước nhỏ để mà tự thay đổi vận mệnh của đất nước mình. Nhưng dù sao tôi vẫn tin rằng một dân tộc không bị diệt vong bởi họa ngàn năm Bắc thuộc hay những cuộc chiến tranh với những nước lớn mạnh hơn gấp nhiều lần thì ngày hôm nay cũng không thể bị diệt vong.
 
Song Chi

397343.jpg

Hai hình ảnh hai cuộc đời !

Cậu bé Bill Clinton 16 tuổi
Ngày 24 tháng 7 năm 1963, một cậu bé 16 tuổi ở bang Arkansas, tên là Bill Clinton, đã được diện kiến tổng thống John F. Kennedy tại White House. Tổng thống John F. Kennedy đã thân mật bắt tay cậu bé.
clinton-kennedy.jpg
Ba mươi năm sau, cậu bé Bill Clinton trở thành vị tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ.
Hồi tưởng giây phút được bắt tay tổng thống John F. Kennedy 30 năm trước, tổng thống Bill Cinton nói: “Giây phút đó gây một tác động sâu sắc trong tôi.
Tôi nghĩ rằng giây phút đó là một điều gì tôi luôn luôn mang theo, và tôi rất may mắn vì có một người nào đã chụp ảnh giây phút đó và cho tôi bức ảnh để tôi có thể tưởng nhớ.”
(It had a very profound impact on me... I thinh that it was something that I carry with me always, and I was very fortunate that someone took the photo of it and gave it to me so I was able to remember it.)
Giây phút đó đã được thu vào phim tài liệu của White House và hiện nay đã được chiếu lại trên Youtube để cả thế giới có thể xem.
*
Cậu bé Ngô Bảo Châu 16 tuổi
Ở Việt Nam, cậu bé Ngô Bảo Châu 16 tuổi, mới học lớp 11, đã đoạt Huy Chương Vàng Olympic Toán quốc tế 1988 tại Canberra. Năm sau đó, một lần nữa cậu lại đoạt Huy Chương Vàng Olympic Toán quốc tế 1989 tại Braunschweig.
Sau kỳ tích này, thần đồng toán học đã phải đến báo cáo thành tích với ông Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười với tư thái như thế này:

ngobaochau-domuoi.jpg

Ông Đỗ Mười (trình độ học vấn như thế nào thì ai cũng biết cả rồi!) ngồi chễm chệ trên ghế dựa, mắt không nhìn cậu bé Ngô Bảo Châu.
Trong khi đó, cậu bé thần đồng toán học đứng khép nép rụt rè báo cáo về những điều mà ông Đỗ Mười không bao giờ hiểu nổi.
Trong tuần qua, tấm hình này đã được đăng lại trên rất nhiều báo ở Việt Nam. Dưới tấm hình, báo Vietnamnet ghi:
Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng khi đó là Đỗ Mười, sau khi đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.
Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với nguyên Thủ tướng Đỗ Mười sau khi đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.
Báo Bình Định, Cơ quan của Đảng bộ Đảng CSVN tỉnh Bình Định, ghi:
Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng.
Tôi muốn hỏi: Tại sao một cậu bé thần đồng toán học lại phải báo cáo thành tích cho một ông lãnh đạo Đảng (mà chính ông ấy lại là một kẻ dốt toán)?
Cái thái độ quan liêu dửng dưng của ông lãnh đạo Đảng chứng tỏ rằng Đảng không hề quan tâm đến toán học hay khoa học gì cả.
Đảng chỉ quan tâm đến những thành tích mà cậu bé thần đồng đạt được. Cái trò này chỉ là cái trò chực giành lấy thành tích của một cá nhân làm thành tích của Đảng.
Bình thường, học sinh Việt Nam sống đói rách, học hành nhếch nhác trong một hệ thống giáo dục tệ hại ra sao, thì ai cũng biết, nhưng Đảng mặc kệ.
Đợi đến khi có một ai đạt thành tích gì to lớn, thì Đảng vội vàng vơ lấy, theo kiểu “nhờ ơn Đảng mà mày mới được thế này!”
Trò này cứ tái diễn mãi. Ai cũng biết cả rồi.

Lương Thị Nữ Nhi  

 397343.jpg

THƯ MỜI HỌP  

Kính gữi :- Qúy Vị Ðại Diện các Tổ chức, Hội Ðoàn Người Việt Tỵ Nạn CSVN,

- Qúy Vị Ðại Diện Truyền Thông, Báo chí,
- Qúy Vị Thân Hào Nhân Sĩ
- Qúy Ðồng Hương Lưu Vong vì họa CSVN

Trước hiện tượng phân hóa trong môi trường sinh hoạt đấu tranh tại Pháp ngày càng bành trướng, được tóm tắt ghi nhận trong "TÂM THƯ XIN TỪ CHỨC" đề ngày 9/8/2010 (đính kèm), của ông Nguyễn Tường Long, đương kim Tổng Thư Ký VPLL nhiệm kỳ (2009 - 2011).  

          Văn Phòng Liên Lạc Các Hội Ðoàn và Người Việt Tự Do tại Pháp,  

Trân trọng kính mời Qúy Vị vui lòng và nhiệt tình đến tham dự buổi họp bất thường để bầu Tân Tổng Thư Ký (xin từ chức), do những nguyên nhân trình bày trong "Tâm Thư" nêu trên.  

Buổi họp được khai mạc vào lúc 14 giờ đến 18 giờ ngày thứ bảy 4/9/2010
tại "CISP" KELLERMANN  (phòng Charlety)
17 Bld. Kellermann  -  75013 Paris
(Métro : Ligne 7, station Pte. d'Italy  -  Tramway : Arrêt Pte. d'Italie)  

Vì tầm mức quan trọng của buổi họp trước âm mưu vô cùng qủy quyệt và hiểm độc của nghị quyết "36" đang được CS Hà Nội quyết tâm dùng "gậy ông đập lưng ông" hòng vô hiệu hóa chính nghĩa và tư cách của người Việt tỵ nạn chính trị (Hà Nội gọi là người Việt nước ngoài).

Chúng tôi (VPLL...), khẩn thiết kêu gọi sự hiện diện đông đủ của qúy Vị trong phiên họp bất thường này, hầu kịp thời cử chọn "Tân Tổng Thư Ký VPLL ..." cho sinh hoạt đấu tranh đương đầu với tình thế nguy cấp hiện tại.

Thành thật mong được hội ngộ tất cả qúy Vị trong buổi họp bất thường, quan trọng nêu trên.                                                      

Paris ngày 10 tháng 8 năm 2010

Tổng Thư Ký

Nguyễn Tường Long

397343.jpg

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Vị Thần Tượng Thời Nay

  Image18.jpg

 Phu nhân Tổng thống Pháp Carla Bruni-Sarkozy tươi cười lúc đuợc diện kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma.  

1. Mở đầu

Trong thời gian qua, tác giả đã có duyên may được mời làm thông dịch viên Việt ngữ trong hai pháp hội lớn của ngài: một pháp hội tổ chức tại đại học Lehigh University trong tháng bảy, 2008 với đề tài "Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Luận [1]" ở tiểu bang Pensylvania và một pháp hội tháng tám, 2008 tổ chức tại tỉnh Nantes, Pháp quốc với bốn đề tài chính [2] nói về "Tánh Không" trong Phật giáo.

Sau hai pháp hội đó, tác giả trở về đời sống của mình thường ngày với một tâm tư xúc động và cảm tạ sâu xa. Ở mỗi pháp hội Đức Đạt Lai Lạt Ma đều đánh dấu trên tâm tư của mọi người lòng cảm phục vô vàn. Bài viết này không có ý tóm tắt về hai pháp hội mà chỉ có ý ghi lại lòng cảm xúc sâu xa đó dưới khía cạnh Ngài là vị thần tượng của thế giới ngày nay.

Ngoài giải thưởng Nobel hòa bình, ở tất cả mọi nơi trên thế giới, các vị lãnh đạo quốc gia, các trường đại học danh tiếng nhất đều tán thán và trân quý đến con người của Ngài qua những bằng tưởng lệ, huy chương hay công dân danh dự.

Với tác giả thì Ngài là vị thần tượng thời nay. Chữ thần tượng này không được dùng trong ý nghĩa thần thánh hóa, vì Ngài luôn luôn nói tôi chỉ đơn giản là một vị tỳ kheo Phật giáo.

Thần tượng trong ý nghĩa là Ngài thật sự sống cuộc đời đơn giản và bình dị, với hai bộ áo tỳ kheo, một đôi giép cao su nhật bản qua tất cả mọi lần giao tiếp chính thức với các vị lãnh đạo nguyên thủ của các cường quốc, như mới đây chúng ta có thể nhìn hình trên các báo chí đăng tải buổi diện kiến Ngài đã tiếp vị đệ nhất phu nhân Pháp quốc Carla Bruni trong bộ áo tỳ kheo và đôi giép nhật bản.

Hình Ngài thật là đơn giản bình dị như thế bên cạnh vị đệ nhất phu nhân Carla Bruni thật là sang trọng và chúng ta có thể nhận thấy rõ nụ cười nở trên đôi môi của bà Tổng Thống Pháp quốc, chứng tỏ là bà đã hoan hỷ như thế nào khi được ở bên Ngài.

Do đó chữ thần tượng ở đây không phải trong ý hướng thần thánh hóa, mà thần tượng vì con người đơn giản bình dị của Ngài đã ban cho mỗi chúng ta lòng hoan hỷ vô biên khi được sống bên Ngài, khi được nhìn sự bình dị và tấm lòng rộng lớn bao la của Ngài lúc Ngài nói câu:

Cho đến khi thế giới và các chúng sinh còn tồn tại,
Tôi xin nguyện tồn tại để phục vụ cho tất cả chúng sinh....

Đời sống của Ngài là cả sự bình dị và lòng chân thật như Ngài đã từng nói tại lần Ngài ghé thăm tu viện Ganden Ling của Dagpo Rinpoche tại ngoại ô Paris: "Điều khổ tâm nhất là phải đóng khuôn, làm vai trò giả tạo như thể mình là một vị đã đạt được một cái gì, mà cho dù có cố đóng vai trò như thế cũng không thể làm mãi mãi, vì chỉ một thời gian sau là sẽ trở thành vô cùng khổ sở...."

2. Đời sống bình dị và lòng chân thật của Ngài ban ra niềm hạnh phúc vô biên

Ở trong một thế giới hiện đại vô cùng của thế kỷ thứ 21 ngày nay, cả thế giới lao đầu vào trong cuộc sống tiêu thụ và chạy đua không ngừng nghỉ trong sự phung phí và tiện nghi.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng cảnh cáo và răn dạy là hạnh phúc không nằm trong các tiện nghi vật chất. Bởi vì càng có tiện nghi vật chất thì chúng ta càng phát triển trí thông minh và từ đó phát sinh những nhu cầu và đòi hỏi tìm kiếm về tâm linh.

Nếu chúng ta không nhận chân ra là những tiện nghi vật chất không thể giải quyết những vấn đề của tâm lý mà thể hiện chính yếu qua lòng bất an sợ hãi thâm căn cố đế của mình thì chúng ta sẽ chỉ càng ngày càng lâm vào những bế tắc của đời sống khi lao đầu vào các cuộc chạy đua hưởng thụ tiện nghi vật chất.

Thực vậy, khi chúng ta còn nghèo khổ, phải đầu tắt mặt tối để lo tìm giải quyết nhu cầu cơm áo thì những sự căng thẳng tâm lý không có cơ hội phát triển. Nhưng khi bụng đã được no đủ, có nhà cao cửa rộng, xe cộ tiện nghi thì những nhu cầu tâm lý và tâm linh phát triển mạnh mẽ hơn nhiều.

Thêm một điều nữa ta có thể thấy rõ là khi phải chịu các sự khổ đau tinh thần thì tiện nghi vật chất không giúp ta được nhiều gì để giảm thiểu các khổ đau đó. Nhưng khi chúng ta phải chịu khổ đau vật chất hay khổ đau thể xác thì một thái độ an nhiên điềm tĩnh sẽ giúp chúng ta vượt qua các khổ đau, đau đớn thể xác dễ dàng.

Như vậy thì tinh thần quan trọng hơn vật chất nhiều lắm, mặc dù các tiện nghi vật chất thực ra cũng có giúp ta phần nào trong đời sống. Nhưng trạng thái tinh thần của chúng ta mới thực sự là điều chính yếu để mang lại hạnh phúc lâu dài.

Như vậy, khi nhận ra điều căn bản đó, là thực sự chúng ta không cần nhiều nhặn gì lắm về đời sống vật chất, hai bữa cơm đơn giản một ngày và một ít quần áo ấm thân là đủ, thì chúng ta bắt đầu thực sự đi vào con đường tìm về hạnh phúc.

Chúng ta thực sự cần săn sóc đời sống tâm linh của mình nhiều hơn, để đi đến niềm hạnh phúc rất đơn giản trong sự tri túc vật chất và an vui của tinh thần. Đây là điều Ngài thường nhấn mạnh: hạnh phúc và an vui của tinh thần chỉ có thể phát triển qua lòng nhân ái từ bi, an hưởng trong niềm vui sướng khi mình nhìn thấy những việc làm của mình giúp cho những người khác đạt được an vui...

Nhưng thế nào mới là làm cho những người khác an vui... Mang lại an vui cho người có phải là ban cho họ những tiền bạc của cải hay sự thành công rực rỡ và quyền lực?

Trên thực tế, chúng ta nhận thấy là không phải như vậy. Tiền bạc của cải danh tiếng chẳng thể ban cho mọi người lòng an vui. Bởi vì nếu tiền bạc của cải danh tiếng quyền lực mang đến sự an vui thì có lẽ những vị vua chúa hay là các vị lãnh đạo nguyên thủ đều được an vui.

Trong khi ngược lại, chúng ta thấy những vị đó đều thường ăn ngủ không yên, lo lắng quá độ như ngồi trên lò lửa đốt, hoặc là làm việc quá độ và căng thẳng đến mức sinh ra bệnh tật như là đau tim và tiết ra nhiều chất cholesterol gây xơ cứng động mạch, tai biến mạch máu não và bại xuội.

Ngược lại, chúng ta sẽ hưởng nhiều sự an vui bên một người đầy đức hạnh mà lại thật là bình dị. Như là hình ảnh tươi cười của bà Tổng Thống Pháp quốc khi được diện kiến bên Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Chỉ cần được sống gần Đức Đạt Lai Lạt Ma để nhìn thấy đức hạnh và lòng nhân ái thật là sống động của Ngài sẽ mang lại niềm hoan hỷ tuyệt vời đó. Những điều tự mình mắt thấy tai nghe về lòng nhân ái và bình dị đó sẽ trở thành những bài học ghi tâm khắc cốt cho chúng ta, làm thành những bài học thân giáo [3] qua các hành động thực sự tự nhiên của Ngài. Trong hai pháp hội vừa qua đã có không biết bao nhiêu nhũng bài học sống động đó mà chúng ta có thể ghi chép lại một ít sau đây.


3. Lòng nhân ái và từ bi

Trong pháp hội tại Saint Herblain, tỉnh Nantes, một hôm Ngài đang thuyết giảng trên ngai, bỗng ngưng lại và chỉ vào hai vị nhân viên an ninh đang đứng bên dưới sân khấu và yêu cầu Ban Tổ Chức mang đến hai ghế ngồi cho các nhân viên đó vì Ngài nhận thấy họ đã đứng liên tục trong mấy ngày pháp hội để bảo đảm an ninh cho toàn thể hội trường.

Ngài nói là hãy mang cho họ ghế ngồi để được thoải mái trong việc làm của họ, và như thế họ sẽ có đầu óc tỉnh táo hơn để làm việc được vui vẻ và hữu hiệu hơn. Hai vị nhân viên an ninh sung sướng ngồi thoải mái và rất cám ơn Ngài, một cử chỉ tuy nhỏ, nhưng đã chứng tỏ là Ngài để ý và rất quan tâm đến niềm phúc lạc của người khác qua các sự để ý thật vi tế và chi tiết.

Một hôm khác, Ngài được ông thị trưởng tỉnh Nantes tên là Jean-Marc Ayrault mời đến tòa thị sảnh để dự tiệc chiêu đãi. Hôm ấy, ông thị trưởng vừa mới đọc diễn văn xong, đi xuống về chỗ ngồi của mình trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma lên nói vài lời với khán giả.

Ngài chưa kịp nói gì thì bỗng nghe ồn ào, ông thị trưởng kéo ghế ngồi chẳng ngờ vì lính quýnh thế nào mà kéo ghế quá ra phía sau cho nên chân ghế lọt ra ngoài sàn sân khấu và ông ta bị ngã nhào. Khán giả thấy cảnh hoạt náo của ông thị trưởng cũng bật cười.

Lúc ấy, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhanh nhẹn đi xuống và định đỡ ông thị trưởng lên thì các hộ vệ viên đã nâng ông đứng giậy. Nhưng Ngài cũng thân chinh mang lại một cái ghế và đặt ở giữa khán đài, đè nhấn xuống thử để xem có chắc không, rồi vừa cười vừa chỉ cái ghế và mời ông thị trưởng "an tọa!", và nói:

“Trong các buổi họp long trọng thế này tôi thuờng thấy không khí quá nghiêm trọng và hay cố tìm cách làm cho mọi người thư giãn vui vẻ hơn. Nhưng mà may quá, lần này thì tôi không cần cố vì nhờ ông thị trưởng đã chuyển đổi không khí thành thoải mái và vui hơn nhiều cho chúng ta”. Mọi người lại được dịp cười ồ lên và bầu không khí chuyển thành vui vẻ, rất là thân mật, không còn nghiêm trọng như trước

Lòng nhân ái và từ bi của Đức Đạt Lai Lạt Ma thật là vi tế, nhưng lại thật là đơn giản, không màu mè, không có tâm ý cố tạo, hoàn toàn "vô tâm" và "vô cầu", làm cho tất cả các người gần gũi Ngài đều cảm thấy tự nhiên, trừ bỏ hẳn các tâm cạnh tranh và giành giựt.

Con đường tu tập thực sự phải là tự “tạo dựng công đức mà không tạo dựng công đức, đó mới là thực sự tạo dựng công đức [4]”.

Đó là ý nghĩa của "vô tâm" và "vô cầu" trong tất cả các hành trì tích tụ công đức qua các hạnh từ bi nhân ái. Tích mà vô tâm vô cầu nên không có người tích, không có kẻ thọ báo công đức vì dù sao cũng đã hành hạnh Thập Hồi Hướng toàn bộ công đức đến mọi chúng sinh hữu tình. Cho nên khi chúng ta ở bên người tu tập mà "vô tâm" "vô cầu" thì sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái hoan hỷ và cùng nhau hành trì để tất cả đều trọn thành Phật đạo.

4. Lòng bình dị và chân thật

Đức Đạt Lai Lạt Ma đi đâu cũng toát ra một tâm thức thực sự bình dị và chân thật. Sự bình dị và chân thật luôn được thể hiện qua các cung cách đối thoại và trả lời dí dỏm của Ngài đối với các câu hỏi của mọi người đặt ra. Trong cả hai pháp hội ở Lehigh University cũng như tại Nantes, Ngài đã cho một khoảng thời gian để trả lời các câu hỏi, và những câu trả lời của Ngài đã chứng tỏ tâm thức bình dị và chân thật của Ngài. Mọi người, ai cũng vô cùng thần tượng và thánh hóa Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đôi khi những câu trả lời của Ngài đã xóa những cách nhìn quá xa vời về Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Có một câu hỏi rất thú vị đã được đặt ra như sau: "Thưa Ngài, có khi nào Ngài mất lòng kiên nhẫn không (His Hollines, have you ever been loosing your patience) ?". Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mỉm cười và trả lời câu hỏi ấy qua một câu chuyện có thực về Ngài.

Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại: "Tôi có từng quen biết một vị phụ nữ người Mỹ và là một nhà báo của của tờ Nữu Ước Thời Báo (New York Time). Bà ta rất thích Phật giáo và hành trì theo Phật giáo. Một lần, bà ấy đã đến gặp tôi và hỏi: Khi ra đi thì Ngài để lại cho chúng con một cái gia tài gì? (What legacy you leave to us when you depart from this life?).

Tôi trả lời cho bà là tôi không cần phải nghĩ về gia tài để lại, vì như thế không đúng với giới nguyện của tôi, mà tôi chỉ hành trì đạo. Rồi bà ta lại hỏi câu ấy trong vài lần khác, và tôi cũng trả lời thêm nữa y như vậy. Sau đó bà lại đến và đặt một câu hỏi như thế, nhưng theo một kiểu khác, và lúc đó thì tôi đã không giữ được bình tĩnh nữa (nguyên văn: and I lost my temper) [5]".

Toàn hội trường bật cười lên ầm ỹ trước câu trả lời thật dí dỏm của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Câu trả lời thật bình dị và chân thật, thẳng thắn đến độ làm người nghe đôi khi cảm thấy thấy ngỡ ngàng, hồn nhiên và thú vị trước sự chân thật đó, ("và tôi đã không giữ được bình tĩnh ...and I lost my temper").

Tôi cũng ôm bụng cười lăn trước máy vi âm. Ở đây, bạn đọc thực sự cần phải sống ngay tại hội trường lúc đó mới hiểu được cung cách trả lời của Ngài, mới nhìn thẳng được vào tâm bình dị và dí dỏm của Ngài.Một sự chân thật tự nhiên thẳng thắn không hề mang cái tâm chê trách người đối diện, và nhất là không tự thần thánh hóa hay đóng vai thánh thiện, nói là mình không bao giờ mất bình tĩnh. Câu trả lời của Ngài chỉ như là một lời nhắc nhở thương yêu: hãy đừng chấp trước như thế, vì như vậy là si ngốc. Như người mẹ mắng yêu đứa con dại dột của mình: sao con lại dại ngốc thế, đâu cần phải lo lắng như vậy....

5. Lòng tôn trọng và hòa hài với các tôn giáo khác

Giữa lúc thế giới đi vào trạng thái phân hóa trầm trọng. Trước sự chia cách và bạo động tôn giáo qua những hành động của một nhóm quá khích Taliban đã đặt chất nổ tàn phá tượng Phật lớn, cao 150 bộ anh và cổ xưa đến 1700 năm trong vùng núi Hindu Kush của Afghanistan, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn kêu gọi sự tôn trọng và hòa hài tôn giáo. Ngài vẫn thường tranh đấu cho Hồi giáo và luôn luôn tuyên bố:"Tuy có các khác biệt, nhưng tựu chung, tất cả các truyền thống tôn giáo đều có cùng một căn bản, đó là kêu gọi phát triển lòng thương, lòng nhân ái đến tất cả mọi người".

Trong cả hai pháp hội vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma đều tha thiết kêu gọi phát triển lòng tha thứ và hòa hài tôn giáo, tôn trọng tất cả các truyền thống tôn giáo khác nhau. Ở mọi nơi, Ngài luôn luôn khuyên bảo hãy tôn trọng và thông cảm lẫn nhau. Đức Đạt Lai Lạt Ma không bao giờ khuyến khích ai cải đạo. Ngài luôn luôn nói, hãy giữ truyền thông tôn giáo gia đình của quý vị, và tránh gây ra những sự xáo trộn, rối loạn tâm linh. Nhất là khi vào lúc cuối đời, ở trong tình trạng lâm chung mà bị khủng hoảng nguồn cội tâm linh (identity crisis) thì là một điều rất nguy hiểm cho thần thức người chết.

Điển hình nhất của lòng tôn trọng và hòa hài này là câu chuyện Đức Đạt Lai Lạt Ma thường kể trong các pháp hội.

Ngài nói: "Tôi có quen biết một người bạn Âu Mỹ tu trong truyền thống Thiên Chúa Giáo của giòng tu Phan Xi Canh, một giòng tu kín và thường hay nhập ẩn tu, để trầm tư mặc tưởng (thiền theo lối Thiên Chúa Giáo). Một hôm, trong lúc nói chuyện, tôi hỏi thăm là khi ông nhập ẩn tu như vậy để mặc tưởng thì ông thiền định về điều gì? Ông ta nói rằng chỉ để thiền định về lòng nhân từ (nhân ái-từ bi) [6].

Tôi thật là thích thú nhận ra rằng căn bản của các tôn giáo vẫn là lòng từ bi. Sau một thời gian quen biết và trao đổi các kinh nghiệm tu tập, ông ta càng ngày càng thích về Phật giáo. Rồi đến một hôm, ông đến gặp tôi nói rằng, thưa Ngài, tôi bây giờ đang tìm hiểu về Tánh Không. Tôi bèn cười và nói với ông ta: đấy không phải là chuyện của ông (that is none of your business)".

Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích là vì ông ta từ xưa đến giờ vẫn tu trong truyền thống tôn giáo hữu thần, nghĩa là đặt trọng tâm trên lòng tin vào đấng Thượng Đế Toàn Năng. Nếu bây giờ tìm hiểu vào Tánh Không của Phật giáo sẽ phải loại bỏ ý niệm và lòng tin vào đấng Thượng Đế, vì Tánh Không đồng nghĩa với Nhân Quả và Duyên Khởi, nói rằng không có đấng Tạo Hóa nào sinh ra mọi sự vật, mà tất cả chỉ là do nhân duyên, tùy thuộc vào nhau mà khởi sinh. Nếu tìm học thêm như thế, ông ta sẽ có nguy cơ bị mất lòng tin vào Thượng Đế và sẽ lâm vào tình rạng rối loạn tâm linh, đó là một điều rất nguy hiểm cho người tu sĩ.

Nhưng điều cực kỳ hay ở đây là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khéo léo trả lời một cách thật là dí dỏm và bình dị: "đấy không phải là chuyện của ông (that is none of your business)". Và Ngài đã cười phá lên thật là thoải mái.

6. Tâm siêu thế gian và không màng đến quyền lợi chính trị

Trong một chương trình bình luận chính trị mới đây xảy ra trên đài truyền hình France 2 tại Paris, Pháp quốc, nhân lúc thời sự đang nóng bỏng về vấn đề Thế Vận Hội Quốc Tế [7] tại Bắc Kinh, liên hệ cả đến sự bất tôn trọng nhân quyền của và đàn áp Tây Tạng của Trung Cộng, một bình luận gia chuyên môn và nổi tiếng của Paris đã phân tích lý do tại sao Trung Cộng lại sợ hãi Đức Đạt Lai Lạt Ma như thế.

Ông ta đã giải thích cặn kẽ lý do tại sao mà Trung Cộng lại sợ hãi và nhất định không chịu công nhận quyền tự trị của Tây Tạng (Tibet autonomy), mặc dù Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ xin được có quyền tự trị và chấp nhận giải pháp Tây Tạng vẫn thuộc về nước Trung Cộng chứ không đòi độc lập thành quốc gia riêng rẽ. Đó là vì một lý do chủ yếu:

Đức Đạt Lai Lạt Ma không màng đến quyền lực thế gian. Ngài nói rằng một khi được công nhận quyền tự trị, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ từ chức nguyên thủ của chính phủ Tây Tạng và thiết lập một chính quyền hoàn toàn tự do dân chủ qua những cuộc bầu cử quốc hội và Thủ Tướng Tây Tạng. Còn Ngài thì sẽ tự mình rút lui về cương vị một tu sĩ Phật giáo đơn thuần và chuyên hành trì mà thôi.

Trung Cộng vốn là một nước đặt căn bản điều hành trên sự thống trị bằng đàn áp phi dân chủ. Những lần chính quyền Trung Cộng đã đàn áp đẫm máu trên chính người dân đồng bào của họ như vụ biểu tình của Thiên An Môn năm 1989 đã chứng tỏ điều đó.

Ngay cả trong lần Thế Vận Hội vừa qua, người ta cũng có thể thấy rõ sự điều hành của Trung Cộng đặt toàn diện trên hệ thống quân đội và công an để giữ sự thống trị trên dân chúng và áp đặt quyền hành. Trên các đài truyền hình, chúng ta đã thấy cảnh các người dân oan kêu khóc vì bị tước đoạt nhà cửa làm Thế Vận Hội mà không được bồi thường thỏa đáng.

Do đó chính quyền Trung Cộng rất sợ hãi lòng tôn trọng dân chủ không màng đến quyền lợi chính trị của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Vị bình luận viên trên đài truyền hình France 2 còn nói rằng, với đức hạnh và tinh thần siêu thế gian, không màng đến quyền lợi chính trị, nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma thực hiện được quyền tự trị Tây Tạng sẽ làm khởi sắc lại phong trào tranh đấu cho dân chủ tại Trung Cộng, lôi kéo theo các phong trào đòi quyền tự trị khác của các vùng Tân Cương, vùng xứ Hồi, vùng Tráng tộc và Nội Mông.

Một vị Đạt Lai Lạt Ma trở về được xứ Tây Tạng tự trị, tranh đấu xây dựng cho nền dân chủ của Tây Tạng và không màng đến quyền lợi chính trị sẽ được tất cả các sắc dân Trung Hoa hướng về và chiêm ngưỡng, để từ đó sẽ khởi sắc những phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ mạnh mẽ hơn cả phong trào Thiên An Môn năm 1989.

Như thế, đó mới là điều Trung Cộng sợ hãi, Đức Đạt Lai Lạt Ma và các đức hạnh của Ngài, hơn bao giờ hết.

7. Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị thần tượng bình dị trong lòng chúng ta

Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị thần tượng của thời đại chúng ta, cái thời đại mà những giá trị của lòng nhân ái, của lòng vị tha đã bị đời sống tiêu thụ và vật chất đẩy vào quên lãng. Thời nay, tất cả đều hướng sự sống về lòng vị kỷ, cho cá nhân của riêng mình. Gia đình, cha mẹ, con cái đều quay cuồng trong cuộc sống chạy theo đồng tiền và sự thành công danh tiếng.

Thế nhưng, cho dù sống trong trào lưu tiêu thụ và vật chất đó, nhân cách của Ngài đã sáng chói qua bộ áo tu bình dị và đôi giép nhật bản cố hữu. Ngài đã nổi bật lên qua đời sống bình dị và lòng chân thật của mình khi đi khắp nơi trên thế giới thuyết pháp và tranh đấu cho nhân quyền, cho lòng nhân ái, lòng vị tha và tha thứ.

Mọi nơi đều hướng về Đức Đạt Lai Lạt Ma với lòng thành kính vô biên và chia sẻ sự tranh đấu bất bạo động cao quý của Ngài.

Một người bạn đã từng hỏi tôi: "Tại sao anh không đóng góp, làm chùa, in kinh sách cho Phật giáo Việt Nam mà lại làm việc tích cực và tu tập tích cực theo truyền thống Mật tông Tây Tạng và sùng kính Đức Đạt Lai Lạt Ma?"

Tôi trả lời: "Phật giáo giảng dạy giáo lý và hành trì để đạt giác ngộ. Nơi đâu có đấng giác ngộ thì mình hướng về nơi đó tu tập. Ngày xưa Đức Phật Thích Ca thành đạo và tất cả chúng ta bây giờ đều tu tập pháp của Ngài. Bằng chứng là chúng ta luôn luôn tụng đức Thích Ca là vị bổn sư qua câu Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Đức Thích Ca cũng là người Ấn độ chứ có phải là người Việt Nam đâu? Là người xứ nào, đâu phải là điều ta nên phân biệt, tổ Huệ Năng ngày xưa có nói: Phật tánh đâu có phân biệt nam bắc".

Lần khác bạn tôi bảo là, có người nói một câu như sau: "Tôi tu theo truyền thống Việt Nam vì không thích hợp truyền thống Mật tông Tây Tạng với các màu sắc sặc sỡ hoa hoè hoa sói, và hỏi tôi nghĩ sao về câu này".

Tôi trả lời: "Một lần nữa, tu học Phật giáo là để đạt giác ngộ, do đó giác ngộ là điều chính yếu chứ không nên mắc kẹt vào những màu sắc để rồi quên mục đích chính là giác ngộ. Do đó, tuy màu sắc hoa hoè mà có giác ngộ thì cứ tu theo thôi, không nên chỉ vì kẹt thấy cái màu sắc đó mà bỏ cái cốt lõi là giác ngộ bên trong. Còn nếu không có màu sắc hoa hoè mà lõi bên trong không có giác ngộ thì tu theo cũng đâu có ích gì.

Tóm lại, giác ngộ mới là chính yếu, đừng quan tâm đến chuyện phụ (màu sắc) mà quên đi là mình đang đi tìm về giác ngộ. Không nên bị ngăn ngại vì chuyện phụ đó. Vả lại, theo tôi biết thì chính người nói câu không thích màu sắc hoa hoè đó cũng tu theo Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, mà lại quên rằng chính bổn sư của mình là người Ấn độ và mặc quần áo hoa hoè của người Ấn độ thời xưa, và như thế đã tự mình mâu thuẫn với chính lập luận của mình.”

Và sự thực thì không thể nào phủ nhận: Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị thần tượng của thời nay. Thế giới hướng về vị thần tượng không vì thần thánh hóa, mà do sự ban phát niềm vui hạnh phúc khi được gần Ngài và sống với nhân cách cao quý đầy đức hạnh, nhưng lại thật là bình dị và chân thật của Ngài.

397343.jpg

 

Pour être informé des derniers articles, inscrivez vous :
Commenter cet article